10 LỖI THƯỜNG GẶP KHI VIẾT CV

Trong bài viết này cùng Thảo tìm hiểu về 10 sai lầm thường gặp khi viết CV và cách cải thiện giúp CV của bạn chuyên nghiệp và tiếp cận dễ dàng với những cơ hội mới.

Bài viết này được truyền cảm hứng sau khi mình hướng dẫn 10 khách hàng trong khoá học HOW TO WRITE A WINNING CV tháng này.

  1. HÃY TỰ TIN BỎ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN TRONG CV ĐI.

CV ở thị trường Việt Nam thường có hình ảnh cá nhân (vâng là khuôn mặt ấy), đặc biệt là CV của các bạn nữ.

Với kiến thức, kinh nghiệm 6 năm làm nghề và đã đọc qua hàng nghìn hồ sơ, mình xin xác nhận rằng việc cho hình ảnh của bạn vào CV sẽ giảm thiểu việc tiếp cận những cơ hội, lợi thì ít mà hại thì nhiều.

Lý do:

Bỏ hình ảnh cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung hoàn toàn vào những phần như học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng bạn đã viết trong CV và loại đi những định kiến của nhà tuyển dụng thường có khi nhìn vào hình ảnh.

Bạn muốn họ mời bạn đến với vòng phỏng vấn vì bạn là 1 ứng viên tiềm năng chứ không phải là tập trung 100% ngoại hình của bạn.

Và dĩ nhiên còn không muốn người ta có cơ loại bạn vì hình ảnh khuôn mặt bạn không thấy có cảm tình hay không chuyên nghiệp.

Nếu trường hợp, dựa vào hình ảnh để mời bạn đến phỏng vấn thì mình vô cùng quan ngại về sự chuyên nghiệp của Recruiters và cả Hiring Managers của công ty.

Ở các quốc gia phát triển và cả những công ty cũ của mình ở Việt Nam, việc nhìn vào hình ảnh: da trắng, da màu, phụ nữ hay đàn ông, đẹp trai, đẹp gái, mũi cao, trán rộng những thứ đó đều được gọi chung là phân biệt đối xử.

Một số job mang tính chất như diễn viên, người mẫu thì việc yêu cầu hình ảnh là 1 việc "đương nhiên" trong ngành nhưng nó là một câu chuyện khác vì nghề nào nghiệp đó.

2. BỎ CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN, TỪ NGỮ "VÔ ÍCH"

Trong CV khi viết phần thông tin cá nhân thường các bạn để chữ Contact hay những chữ như Phone, Email, Address và thậm chí còn dùng cả chữ CV.

Những từ ngữ này đều dư thừa và chiếm không gian CV.

Như chữ CV: ai cũng biết bạn đang viết CV, CV này là của bạn nên không cần viết chữ CV nữa.

Các chữ như Phone, Email, Address bạn nên sử dụng những kí tự emoji để làm sinh động và màu sắc hơn cho CV của bạn. Thậm chí bạn không cần dùng emoji luôn. Ví dụ mình viết như hình bên dưới, khi đọc người ta vẫn hiểu là contact information của mình, vì rõ ràng nó là số điện thoại, email và địa chỉ

Cách 1

📞 (+84) 987 6475 768

📧 keyskynguyen@gmail.com

🏠 District 10, HCM City ( không nên để chi tiết địa chỉ nhà vì mức độ an toàn cho bản thân và cũng không cần để chi tiết như vậy). Thậm chí nhiều khi bạn nên chọn những quận trung tâm một tí, vì có 1 số Recruiters hơi "kinh dị" tự động thấy chỗ ở bạn xa so với công ty là không chọn CV.

Cách 2: Như CV của mình, mình không cần emoji, đơn giản và tiết kiệm diện tích như thế này, nhìn vào là hiểu cái nào ra cái đó rồi! SDT giả nhé quý dị.

Không nên liệt kể Facebook/Instagram nếu thông tin không bổ sung cho công việc bạn ứng tuyển. ( nếu bạn nộp các vị trí về Social Media Management...thì đó là 1 câu chuyện khác)

Trường hợp bạn đã xây dựng LinkedIn chuẩn và chuyên nghiệp, hãy đính kèm thêm link hồ sơ LinkeIn.

3. CHỌN MẪU CV KHÔNG TẬN DỤNG ĐƯỢC EYES TRACKING

Khi đọc một thông tin trên các thiết bị điện tử bạn thường đọc như thế nào?

Có phải đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Y chang bạn đang đọc bài viết nay hay cách bạn lướt Facebook, Instagram.

Đối với Recruiter thì ngoài cách đọc như "người thường" thì Recruiter kết hợp đọc theo cụm kiểu gọi là "screen và scan" nên khi viết mình cũng sẽ chọn những mẫu CV thích hợp nhất.

Điều này sẽ giúp cho Recruiter và xa hơn là Hiring Managers đọc khúc nào thì tập trung vào khúc đó, lấy được nhiều nhất thông tin. Để hiểu rõ hơn bạn sẽ nhìn 2 hình ảnh sau.  

Hình thức CV này phổ biên tuy nhiên không tận dụng được eyes tracking 
Hình thức CV tận dụng được eyes tracking 

Bỏ qua về màu sắc của hình ảnh 2 mẫu CV, mình muốn phân tích bạn thấy hình 1 khi bạn muốn đọc về bất kì thông tin nào của ứng viên, mắt của bạn không bao trùm được hết thông tin đó, nếu nhìn vào work experience, 1 phần mắt của bạn sẽ bị chiếm không gian bởi mục About me bên trái và mục Tên ứng viên phía trên và contact information ở phía góc trên.

Không tin xin bạn hãy bật máy tính lên, đọc lại 1 lần nữa, screen & scan.

Nhìn vào hình ảnh phía bên dưới, khi đọc bất kì thông tin nào trong mẫu CV này, bạn sẽ nhìn được bao trùm và không bị "che mất không gian" bởi những phần khác.

Phần nào ra phần đó. Việc đọc cũng sẽ nhanh hơn, thuận tiện hơn theo nguyên tắc mình kể trên "đọc từ trái qua hết bên phải, từ trên xuống dưới".

Bạn nào học Ielts luyện Reading chắc rất hiểu cái mình nói này :)))

Vì vậy, hãy chọn 1 mẫu CV phù hợp, không nên chia hay chèn cột.

Mẫu 2 là mẫu mình thường gợi ý cho khách hàng của mình.

Nếu thông tin nào dùng số được hãy dùng số thay vì viết chữ. Não bộ mình đọc số nhanh hơn chữ.

Ví dụ như Febuary, 2022 đọc sẽ chậm hơn 02/2022. ten chậm hơn 10 :D

4. THỐNG NHẤT VÀ THẬT KĨ KHI VIẾT CV

Khi hướng dẫn cho khách hàng của mình, điều đầu tiên mình chú ý là kiểm tra mức độ kĩ của khách hàng bằng cách đọc những điều nhỏ tí ti như:

  • Lỗi canh lề, chữ thụt ra thụt vào
  • Lỗi không thống nhất khi viết thông tin, ví dụ như:

+ Tên công ty hiện tại viết hoa, tên công ty trước đó viết chữ thường

+ Thời gian làm công ty hiện tại để Feb/2020 công ty trước thì viết theo dạng số 05.2018

+ Kinh nghiệm công ty hiện tại đang viết theo dạng hiện tại, sử dụng động từ nguyên mẫu thì xuống công ty quá khứ thay vì sử dụng thì quá khứ ( gợi ý) thì sử dụng V.ing, thậm chí cùng 1 công ty như viết tiếng anh V.ing và V nguyên mẫu lộn xộn không nhất quán. Ví dụ Make/Conduct/Follow Up là V nguyên mẫu nhưng xuống dưới là Reporting dùng V.ing.

Không thống nhất V khi viết về kinh nghiệm 

+ Các mục headline như Working Experience/ Objective/Skills/Education cần thống nhất về font size, màu chữ, cỡ chữ. Vì nó có họ hàng và thứ bật giống nhau trong CV của bạn :D

5. QUAN TÂM KHÔNG GIAN TRONG CV

Nếu hình dung CV như 1 căn nhà thì bạn cần để ý canh không gian của căn nhà, các gian phòng cần có khoảng cách với nhau. Canh line space tầm 1.5-1.6, đừng để chữ trong các căn phòng sát vào nhau, gây cảm giác chật chội.

Font-size: body của CV như viết về kinh nghiệm: 10-12 points ( bao gồm headers). Tên/ chức danh: 14-18 points

Các phần của CV ngăn cách với nhau 1 khoảng hợp lý.

Độ dài CV nếu chưa có kinh nghiệm tầm 1 trang là đẹp.

Nếu đã có kinh nghiệm nên để gói gọn 2 trang. Hơn 5 năm đi làm có thể xem xét 3 trang. Đừng viết CV dài quá vì người viết cũng mệt, người đọc càng mệt hơn =))

6. CHỌN FONT CHỮ TRONG CV

Khi mình học lập trình website, sẽ có 2 font chữ cha mẹ hay gọi là hệ font chữ phổ biến là serif fonts và sans-fonts. Tuỳ vào công ty và công việc bạn hướng đến mà chọn font vì tình chất hệ font nó khác nhau.

Nếu Serift fonts gồm các loại thường thấy như Times New Roman, Garamond, and Georgia có tính chất cổ điển, truyền thống thường sử dụng cho các văn bản nhà nước, hành chính thì hệ font sans-serif fonts gồm Arial, Futura, and Helvetica... có tính chất hiện đại, minimalist.

Mình thường chọn font Arial cho CV của mình vì nó sáng sủa và mang tính chất hiện đại. Bạn có thể đọc thêm về font chữ ở link này

Nói thêm về nội dung

7. VIẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ THEO CÁCH NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN TÌM

Thường khi viết CV, một lỗi mình thấy khách hàng mình ai cũng dính là chỉ liệt kê công việc đã làm, làm gì viết đó và những điều viết ra không nhắm đến công việc người ta ứng tuyển.

Vì vậy, lời khuyên của mình đối với khách hàng là phải hiểu mình có gì ( mình làm gì, mình làm cái đó thì đo lường kết quả ra sao, keywords công việc đó trong ngành dùng là gì? Làm sao mình viết những cái này theo phương pháp S.T.A.R và sử dụng list strong words) rồi viết theo những gì cơ hội mình muốn hướng đến.

Kết quả là CV của bạn sẽ thu hút nhiều nhà tuyển dụng tự tìm đến. Vì nó có sự đầu tư, nó cho người ta cái người ta cần và bạn có điều đó chứ không phải xạo.

Thay vì 1 khách hàng viết objective của bạn đơn giản cho vị trí Business Analyst như sau:

Experienced in Marketing, E-commerce, Retail and passionate in finding insights
from data and take advantage of them to build a successful business strategy.

Bản gợi ý kèm về summary professional của bạn và những từ ngữ bổ trợ như "keywords data analyst, marking anual budgets", Playing with, Talk about...

E-commerce Business Analyst with more than 2+ years experience in data analysts within online sales and 3 years experience in managing multiple PR and marketing annual budgets.
Playing with data via Excel, G-suit, SQL ( self-taught) and talk about data visualization by Tableau.

Hay thay vì dùng những từ đơn giản như write thì thay bằng create. Tiếng anh có mức độ cảm của từ ( mang nghĩa mạnh hay yếu, tích cực hay tiêu cực).

Cái này nói ra thì cần phải phân tích ví dụ thêm và đọc rất nhiều JD và làm việc từng case một nhưng mình muốn nói là cách dùng từ rất rất là quan trọng khi viết nội dung CV. Đính kèm vào đó phải biết nói về thành tích, kết quả mình đã làm được. Đi sâu vào kinh nghiệm của mình và cho người ta thấy cái người ta tìm mình có!!!

Kết quả là người ta tự tìm đến mình, ví dụ mình mới chỉ học Developer 3 tháng thôi nhưng cách mình sử dụng từ ngữ khi viết resume, mình đạt được những chứng chỉ nào ( HTML, CSS, JavaScript...) mà hồ sơ mình luôn được để ý và được Recruiter gửi lời mời chào, dù mình biết là mình biết là mình chưa đủ đô, còn phải học nhiều. Nhưng muốn nói để bạn thấy là dù bạn giỏi nhưng bạn không biết cách viết trong thời đại số thì rất là uổng cho bạn.

8. MUỐN VIẾT VỀ THÀNH TÍCH HÃY TÌM HIỂU KPI DASHBOARD NGÀNH

Khi tư vấn cho khách hàng của mình. Mình luôn nói rõ ngay từ đầu là mình không viết CV giúp khách hàng. Mình hướng dẫn khách có thể học 1 khoá và biết cách viết cho 1 đời đi làm và điều này là một trong những điều mình tự hào nhất trong các giá trị khoá học mang lại. Cung cấp cần câu cá.

Một trong những bí quyết đó là hướng dẫn các khách hàng biết cách tìm kiếm về KPI Dashboard ngành nghề, công việc khách đang làm và muốn hướng đến.

KPI nói đơn giản là những chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả làm việc.

Bạn làm công việc A, làm thế nào để đánh giá được công việc này thành công? Thành công như thế nào?

Nếu hiểu được KPI thì mình sẽ hiểu rõ hơn công việc mình đang làm nó chia ra những nhóm lớn nào, những nhóm lớn đó thì tiếng anh sử dụng keywords chính xác ra sao. Đối với đầu công việc đó thì mình đo lường mức độ thành công ra làm sao.

Đặc biệt cho những bạn đi làm, chỉ chăm chỉ làm và không để ý kết quả, thành tích đo lường ra sao thì phương pháp này sẽ giúp bạn nhìn lại bản thân, công việc của mình. Biết mình làm vậy kết quả nó như thế nào? Công việc đó có ý nghĩa hay không? Có match với job mình muốn hướng đến không? Nếu còn thiếu thì mình cần học và bổ sung chỗ nào.

Ví dụ cụ thể gợi ý KPI của 1 khách hàng có vị trí Demand Planning

Collaborated closely with cross-functional teams especially engineers (PE, TE, ME, IE) and production team for minimizing SMT and BB downtime that lead to meet 100% OTD (On-time Delivery).
Tổng hợp 20 KPI thường gặp của Demand Planning 

9. ĐỪNG LIỆT KÊ CÁC KĨ NĂNG VÔ TỘI VẠ

Phần Skills thường sẽ được liệt kê những từ ngữ vô cùng phổ biến ví dụ như

Customer service -Critical thinking hay problem- solving skils  -Timemanagement
- Organized -Team player -Fast learner

Hay những thứ mà hầu như ai cũng có là Microsoft Office Skills

Thay vào đó hãy chọn những technical skills giúp hồ sơ của bạn vượt trội và chính những skills này hỗ trợ cho vị trí bạn hướng đến. Nếu chưa có thì mình phải học thêm

Ví dụ như Business Analyst thì cần SQL hay Python, R hay các tools thể hiện data.

Làm Copywriter thể hiện những technical skills như Copywriting, Strategic Planning, Microsoft Office, and Graphic Design các tools liên quan.

Trước khi liệt kê hãy tự hỏi thông tin đó có giúp gì cho công việc mình đang hướng đến hay không. JD công việc đó đòi hỏi gì, mình có gì.

10. ĐẶT TÊN FILE

Khi search về hồ sơ, các Recruiter như mình thường sử dụng công cụ là Boolean với các cụm như OR, AND rồi các dầu "", ()...

Một trong những cụm bắt đầu cho cụm search thường là (resume OR CV)

nghĩa là tìm những hồ sơ có chữ CV or Resume...cùng các điều kiện khác.

Nên mình khuyến khích bạn đặt tên hồ sơ CV đã chuyển qua file pdf như sau

CV_Full Name_Vị trí bạn ứng tuyển ( ví dụ CV _ Ledernon_ Business Analyst)

Đừng quên luôn chuyển qua file pdf khi gửi đi nhen.

Trên đây là 10 điểm bạn có thể để ý khi viết CV của mình.

Hi vọng chia sẻ sương sương này sẽ có ích cho bạn trong hành trình tìm kiếm những cơ hội mới.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc Blog này của mình.

Thảo!