5 CÁCH ĐỂ NHỮNG BUỔI NÓI CHUYỆN THÚ VỊ VÀ HIỆU QUẢ HƠN

5 CÁCH ĐỂ NHỮNG BUỔI NÓI CHUYỆN THÚ VỊ VÀ HIỆU QUẢ HƠN
Photo by Etienne Boulanger / Unsplash

Giao tiếp thú vị và hiệu quả là kỹ năng cần rèn luyện hằng ngày.

Mình đã từng là một người rất sợ hãi trong những buổi nói chuyện, cảm thấy bản thân rất nhạt nhẽo và không thú vị.

Mình còn nhớ có những buổi nói chuyện, mình không tập trung vì tâm trí đang bận suy nghĩ sẽ nói gì tiếp theo khi đối phương dừng.

Cảm giác môi khô, miệng đắng, tay run khi phải giới thiệu về chương trình của câu lạc bộ trên giảng đường.

Nhiều trải nghiệm đã qua và những lựa chọn ở quá khứ đã giúp mình rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt hơn ngày xưa rất nhiều.

Trong đó phải kể đến lựa chọn đi theo ngành Nhân Sự, mảng Talent Acquisition (TA). Một công việc đòi hỏi phải giao tiếp rất nhiều người và con người thì rất phức tạp. Công việc này đòi hỏi giao tiếp với những người đến từ nhiều độ tuổi, ngành nghề, giới tính và cả ngôn ngữ khác nhau. Không chỉ đòi hỏi giao tiếp bình thường mà công việc TA cần phải học rất nhiều điều để có thể giao tiếp hiệu quả, thú vị và thuyết phục đối phương.

Dưới đây là một số điều mình học được từ quá trình phát triển bản thân về kỹ năng giao tiếp, từ 1 đứa giao tiếp nhạt đến những buổi nói chuyện kết nối được mọi người và học được nhiều điều thú vị từ họ.

  1. Trở thành một người thú vị thật sự

Trong giao tiếp, bạn không thể chủ động kiểm soát các bên nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân mình. Thay vì hi vọng người khác thú vị thì hãy phát triển bản thân trở thành một người thú vị thật sự.

Chia sẻ, trao đổi thông tin là output - đầu ra thông tin và input có nghĩa đầu vào của thông tin, thức ăn của não bộ, tâm trí bạn. Đầu ra được đánh giá là thú vị thì ít nhất đầu vào phải đa dạng và thú vị trước, có nhiều "nguyên liệu" thì đầu bếp là não bộ mới chắc lọc, lựa chọn, xào nấu tạo ra sự thú vị cho người nghe.

Một số gợi ý để tăng được nguyên liệu đầu vào:

  • Đọc sách nhiều chủ đề khác nhau. Sau khi đọc sách để những trải nghiệm trong sách thấm sâu vào tâm trí , là của mình thay vì chỉ học vẹt thì mình gợi ý 1 số hoạt động như viết review sách, viết, chia sẻ, tranh luận, giảng giải những điều đã học từ cuốn sách.

Một số chủ đề đam mê thì có thể làm thành series tìm hiểu sâu và chia sẻ với mọi người xung quanh bằng cách viết, giải thích hay thậm chí dạy cho người khác biết về điều bạn vừa học hỏi.

Càng làm nhiều thì bạn càng xây dựng sợi dây gắn kết giữa vấn đề bạn đang học với não bộ của chính mình.

  • Xem phim: nhiều người nói xem phim lãng phí thời gian nhưng thật sự xem phim giúp mình mở rộng rất nhiều điều về thế giới quan xung quanh.

Ví như diễn viên sống được nhiều cuộc đời trong nhiều bộ phim khác nhau thì khán giả cũng một phần chiêm nghiệm được các cuộc đời đó theo cách riêng của từng người.

Xem phim nếu sâu sắc như việc đọc sách mình nói trên là một cách học hỏi và tăng kỹ năng đồng cảm với người khác rất nhiều. Đồng thời, các bộ phim hiện tại được biên kịch rất chỉnh chu, lời thoại trong phim rất đáng để học hỏi trong việc giao tiếp hằng ngày.

  • Trải nghiệm nhiều điều mới bao gồm làm, học tập hay gặp gỡ những người thú vị khác nhau

Trong giao tiếp, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng kể chuyện là storytelling. Những người thú vị mình biết hầu hết có 1 điểm chung là người trải qua nhiều chuyện và nghiệm lại thành những câu chuyện.

Trải nghiệm càng bi hài, câu chuyện lại càng thú vị vì người kể mang cảm xúc vào câu chuyện một cách tự nhiên nhất.

2. TẬP TRUNG VÀO BUỔI NÓI CHUYỆN. BE PRESENT !

Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi lắng nghe, hiểu, đồng cảm để thật sự có được những sự kết nối giữa các bên. Và để lắng nghe, hiểu, đồng cảm thì đòi hỏi người nghe phải chủ động, tập trung vào buổi nói chuyện.

Tuy nhiên, tập trung trong giao tiếp lại là một kĩ năng khó và đòi hỏi phải rèn luyện vì trung bình mỗi người nói 225 từ/phút nhưng tai có thể nghe 500 từ/phút. Nhiều buổi giao tiếp, bạn sẽ thấy "thân ở đây mà tâm trí thì đi nơi khác". l

Lo lắng về tương lai  và vướng bận về quá khứ nên kết quả vuột mấy giây phút hiện tại.

Ngày nay, các app như Tiktok càng làm cho sự tập trung của bạn khó đi, vì nó train não bạn kiểu cần phải có âm nhạc, hình ảnh sắc nét, Text màu sắc mới có thể tập trung. Càng đọc sách hay giao tiếp hằng ngày thì đâu phải khi nào cũng có text, có âm nhạc, có hình ảnh sắc nét đâu.

Và đánh đổi là nếu không tập trung vào buổi nói chuyện thì bạn đã bỏ lỡ qua rất nhiều điều đối phương chia sẻ. Chưa nói đến 1 buổi nói chuyện thú vị và hiệu quả. Ngay cả việc bạn nắm được đối phương đang nói gì cũng là 1 vấn đề khó khăn.

Tập trung trong buổi nói chuyện là khó nhưng hãy rèn luyện.

Lần gần nhất bạn nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện thay vì chú tâm màn hình điện thoại là khi khi nào?

Hãy thay cảm giác FOMO - FEAR OF MISSING OUT bằng một cảm giác mới JOMO - JOY OF MISSING OUT!

3. BIẾT CÁCH ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG

Kỹ năng đặt câu hỏi đúng là 1 kỹ năng học mãi không hết. Kỹ năng này mình nghĩ rất quan trọng trong giao tiếp hiệu quả và thú vị vì một buổi giao tiếp thú vị sẽ có sự trao đổi, kết nối giữa hai bên và câu hỏi là một trong những cầu nối.

Muốn có câu trả lời đúng thì câu hỏi phải đúng trước rồi hãy tính đến mức độ hay.

Nghề của mình có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau để có thể phỏng vấn, hiểu và khai thác từ ứng viên. Tuy nhiên có 2 dạng câu hỏi có thể sử dụng nhiều trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày là

  • Câu hỏi đóng hay Yes/No question: Đây là dạng câu hỏi muốn có 1 câu trả lời ngắn gọn, xúc tích và khẳng định về 1 vấn đề.

Ví dụ như: Anh đi Đà Lạt chưa? Có 2 câu trả lời là đi rồi và chưa đi hay một số người có thể trả lời đang dự định đi...

  • Câu hỏi mở: Sử dụng 5W, 1H ( what/where/when/why/who and How) để có 1 câu trả lời sâu sắc, giúp người trả lời có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu, đào sâu hơn vào vấn đề để cung cấp thông tin nhằm mô tả vấn đề, ý kiến, kiến thức, kỹ năng.
  • Một số dạng câu hỏi khác như câu hỏi tình huống, các câu hỏi hành vi...

Ví dụ: Em xem phim Hometown Cha - Cha -Cha chưa? câu hỏi đóng.

Em suy nghĩ gì về tập bà Gang Ri mất? Em nghĩ sao về hạnh phúc sau khi xem xong phim? Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao em thích nhân vật đó? Em học được điều gì trong phim? Em đã từng abc..( tình huống)

Rèn luyện hỏi đúng trước khi hỏi hay.

4. NẾU KHÔNG BIẾT ĐIỀU GÌ HÃY THÀNH THẬT NÓI KHÔNG BIẾT

Điều này nghe thì đơn giản nhưng nó khó vô cùng vì đòi hỏi bạn trưởng thành, bạn bỏ qua cái tôi, muốn thể hiện để học hỏi từ người khác.

Lúc càng trẻ mình thấy rất khó vì muốn thể hiện, ngựa non háu đá nhưng càng lớn, càng gặp nhiều người thì mình cảm thấy dũng cảm, thành thật nói không biết và dỏng tai lắng nghe lại rất hay. Thay vì luôn cố gắng thể hiện hay nói ra những điều mình không chắc chắn, tệ hơn là luôn cho mình đúng.

5. TRẢI NGHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI LÀ KHÁC NHAU NÊN HÃY BIẾT SHUT UP VÀ LẮNG NGHE.

Một lỗi mình đã thường mắc phải là khi một người nào đó chia sẻ về một câu chuyện thì mình thường liên kết với trải nghiệm của mình.  

Thay vì lắng nghe câu chuyện của bạn, tìm hiểu tâm tư của người kể, đồng cảm với người kể thì mình cướp show của người ta và lên show về mình. Người ta nói về công việc đang stress, mình sẽ nói về công việc mình stress như thế nào.

Những câu chuyện càng khó kể thì người kể rất muốn bạn lắng nghe. Lắng nghe.

Ai cũng cố gắng nói về mình, ai cũng cố gắng nói về trải nghiệm của mình nên việc lắng nghe càng ngày càng quan trọng.

Trải nghiệm của mỗi người là mỗi khác và không phải câu chuyện nào cũng là show của bạn nên hãy biết cách shut up và lắng nghe.

Ted Talk 10 ways to have a good communication là 1 bài chia sẻ rất hay cực kì recommended cho mọi người để nghe, nghe nhiều lần.

Mình vẫn học hằng ngày để cải thiện kỹ năng này và mình nghĩ hành trình học này sẽ là cả đời nên có gì hay sẽ chia sẻ tiếp.

Thanks,

Thảo Nguyễn.