7 TIPS GIÚP BẠN XÂY DỰNG LINKEDIN ALL-STARS!

Nếu chưa biết Linkedin là gì, bạn có thể đọc bài viết LinkedIn dành cho người mới ở đây.

Nếu đã tham gia Linkedin rồi thì mình hi vong sẽ giúp bạn xây dựng LinkedIn ALL- STARS bằng 6 gợi ý sau:

2. Thiết kế profile picture/banner Linkedln, sử dụng Canva

3. Cách làm nổi bật Headline trên Linkedln

4. Viết Summary và sử dụng Features trên Linkedln

5. Cách viết kinh nghiệm trên Linkedln theo phương pháp STAR

6. Tìm hiểu và sử dụng Recommendation Letter

7. Bonus tip: Review profile sử dụng Resume Worded

Link clip mình chia sẻ:

1. CHỈNH SỬA LINKEDIN URL

Link Profile URL phía sau là 1 cụm ký tự không ý nghĩa ví dụ như: nguyenthao456ytr và bạn muốn thay đổi cụm ký tự này đơn giản thanh thaonguyen để làm hồ sơ mình chuyên nghiệp hơn, sử dụng đính vào CV cũng tiện. Vào trang cá nhân, vào góc bên phải của trang cá nhân, click vào:

Edit public profile & URL -> Edit your custom URL rồi chỉnh theo ý bạn. Cách làm chi tiết trong clip cho bạn nào chưa tìm ra nhen.

2. THIẾT KẾ HÌNH ẢNH CHO LINKEDIN PROFILE

a/ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN.

Hình ảnh chọn trên profile LinkedIn như thế nào:

Chọn 1 hình cá nhân cận mặt, chụp 1 mình, chất lượng cao nhất, Khuôn mặt bạn chiếm 60% so với khung hình chung ( nếu nói về chi tiết :)))

Kiểm tra hình ảnh của mình trên trang: https://www.photofeeler.com/

Trang này sẽ cho bạn những feedback về hình ảnh của bạn gồm: mức độ thân thiện, tính ảnh hưởng của hình ảnh.

Nên cười khi chụp ảnh profile picture trên Linkedln hay không?

Mọi người thường nói là khi chọn ảnh cá nhân thì nên chọn những hình mình cười tươi, nhưng thật ra theo quan điểm cá nhân của mình thì cười hay không nó phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn và bạn muốn gì. Có người ảnh cá nhân trên Linkedin mùa này là đeo khẩu trang luôn, chuyên nghiệp hay không? ĐÚNG HAY SAI ? Nhưng...người ta là influencer, tỉ phú. Tuỳ.

Không ai bắt buộc bạn nên cười hay nghiêm túc nhưng hãy chọn 1 hình ảnh chuyên nghiệp vì nó thể hiện rất nhiều điều về bạn, hình ảnh cả nhân là cánh cửa đầu tiên kết nối bạn với nhà tuyển dụng, những người bạn muốn kết nối trên Linkedln. Nhưng mà chắc rằng cười tươi thì sẽ giúp bạn có được thiện cảm ban đầu hơn là nhăn nhó hoặc siêu nghiêm túc.

Bạn nên chụp ảnh 1 mình, hình ảnh mới nhất có thể càng tốt vì đây là trang cá nhân và các nhà tuyển dụng sẽ nghía qua hình ảnh này đầu tiên. Nếu bạn cập nhật 1 hình ảnh quá khác với hiện tại thì nếu có cơ hội gặp ngoài đời như meeting hoặc đi phỏng vấn, khác quá người ta nhận không ra, bất ngờ và ngỡ ngàng luôn.

b/ THIẾT KẾ VỀ BANNER/HÌNH ẢNH cá nhân sử dụng Canva.

Cái này chắc mấy bạn trẻ là master rồi nhưng trường hợp bạn chưa biết thì có thể xem cách tạo banner, thiết kế mình làm đơn giản nhất trên Canva qua video bên dưới nhen.

3. CÁCH LÀM NỔI BẬT HEADLINE TRÊN LINKEDIN

Phía bên dưới tên của bạn sẽ là headline.

Headline trên LinkedIn sẽ tự động mặc định là vị trí mới nhất bạn cập nhật trong hồ sơ kinh nghiệm của bạn trên trang.

Nhưng ai cũng dùng mặc định này thì rất là chán. Vậy tuỳ vào bạn đang muốn nhắm đến điều gì, những kĩ năng, kiến thức, chứng chỉ bạn có, bạn chỉnh lại trên headline để làm nổi bật cho hồ sơ, mình gợi ý có thể đổi thành:

1. Những điểm mình đang tìm: Looking for a new oppotunty in ….hoặc Looking for a Production Manager ( nếu làm tuyển dụng), Hiring for…

2. Các khoá học, chứng chỉ nổi bật về ngành nghề: Master in…/Finance Manager ACCA/CPA

3. Những giải pháp bạn có thể cung cấp cho thị trường: Sales Coffee B2B/ Career Coach/ CopyWriter SEO…

4. Sinh viên: Các chứng chỉ liên quan về nghề/Trường học/ đang tìm kiếm gì…

4. VIẾT SUMMARY VÀ FEATURES TRÊN LINKEDIN

Summary và features là gì thì bạn có thể đọc ở bài 1 LinkedIn, mình có giải thích cũng chi tiết.

Summary: 1 câu chuyện của bạn về bạn là ai, bạn có gì và có thể cung cấp được gì trên thị trường việc làm, giá trị bạn mang lại, 1 số điểm về cá nhân của bạn. Bạn có thể chia sẻ 1 số điểm đặc biệt về tính cách bản thân (thích hiking, yoga, listen podcast) nếu muốn.Khi viết summary, mình khuyến khích bạn tìm hiểu/research JD ( thông tin chi tiết công việc) bạn nhắm đến, giá trị bạn muốn mang lại ở thị trường việc làm, sau khi tìm hiểu bạn sẽ tìm ra những keywords của ngành nghề.

Mình ví dụ: Làm về sales, ngành hàng FMCG.

1. Tìm các JDs về Sales FMCG, bạn sẽ thấy 1 số keywords thường lặp lại như:be broaden and gained depth in not only Sales B2B but also Sales B2C.

Achieving the sales objectives for the sales area

Build talent and Team through effective coaching, management.

Lúc bạn viết thì cố gắng link kinh nghiệm của mình với các keywords này nếu có kinh nghiệm, nếu chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng muốn làm những công việc này thì cũng nên viết nhấn mạnh, sử dụng các keywords này MÌNH MUỐN LÀM…….’keywords”.

Hoặc nếu ở trường tham gia bán vé cho các hội thảo, làm quản lý Fanpage thì những trải nghiệm này cũng là 1 kinh nghiệm về Sales/Marketing liên quan, nghiệm lại và tìm đúng keywords liên quan, sau đó link với công việc mình mong muốn tìm.

Đính kèm email của bạn ở phần summary vì nếu anh chị tuyển dụng đọc profile của bạn và quan tâm thì cũng tiện liên hệ bạn một cách dễ dàng nhất có thể.

HÃY LÀM CHO MỌI CƠ HỘI ĐẾN VỚI BẠN 1 CÁCH DỄ DÀNG NHẤT VỚI 1 ĐỘNG TÁC NHỎ.

PHẦN FEATURES: là những "bằng chứng" để làm nổi bật câu chuyện "Summary" bạn đã viết ở trên, bao gồm các phần như: các giải thưởng, bài viết, báo cáo, tin tức, các chứng chỉ liên quan bạn đã làm hay đã đạt được, các trang link social media bạn nghĩ bổ sung vào câu chuyện của bạn.Nếu bạn là sinh viên thì có thể tham gia các khoá học liên quan về ngành nghề ( các khoá này có khi hoàn toàn miễn phí) trên các trang như KhanAcademy, Courcera.

Nếu những khóa học hay thậm chí link website/social media/giải thưởng hỗ trợ cho định hướng, mong muốn của mình về nghề nghiệp thì vẫn nên bổ sung vào Profile, đặc biệt giai đoạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm.

Điều này cho thấy bạn có sự chuẩn bị và có những trải nghiệm khác nhau.

Nhưng 1 điểm lưu ý là bạn cần ít nhất hiểu và có thể trả lời được câu hỏi: Khóa học đó bạn học về gì? Tại sao bạn học hay Bạn rút ra được gì cho bản thân...để khi có nói chuyện vs Recruiters thì có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

5. VIẾT VỀ KINH NGHIỆM TRÊN LINKEDIN.

Đầu tiên cần viết 1 CV bằng tiếng anh trước, sau đó paste lên trên Linkedln chỉnh sửa lại cho dễ và tiện nhất.Viết về kinh nghiệm:Bạn có thể áp dụng cách thức viết CV theo STAR method ( nguyên văn phương pháp này được áp dụng trong phỏng vấn) nhưng mình ví dụ cụ thể hơn khi viết CV.

  • Situation: cung cấp thời gian, công ty bạn đã tham gia làm việc ( sắp xếp mới nhất đến xa xưa nhất :))
  • Task và Action: là những công việc bạn đã làm, tham khảo các JD để dùng các cụm từ tiếng anh cho đúng, nó sẽ giúp ích bạn khi nhà tuyển dụng search CV theo keywords.
  • Result: là cái mọi người thường không đề cập nhất khi viết.

Nhưng cái này thì rất quan trọng.Khi bạn làm xong công việc thì bạn CUNG CẤP ĐƯỢC GÌ CHO TỔ CHỨC, “BUSINESS IMPACT”, KẾT QUẢ, GIÁ TRỊ “ có thể đo đạc tốt nhất về SỐ càng tốt” như thế nào!!! Tự hỏi bản thân là em làm xong abc ấy, và SO WHAT?

Điều này tạo sự khác biệt của 1 người làm cùng 1 vị trí chức danh.

Ví dụ: Cùng 1 chức vụ Sales Manager nhưng nếu đề cập volume bao nhiêu (bán ra bao nhiêu), vùng quản lý ra sao, quản lý bao nhiêu người, kết quả kinh doanh như thế nào, thị trường mở rộng ra sao, thời gian mở rộng thị trường bao nhiêu ngày, tháng; mạng lưới khách hàng, thậm chí ngành làm, Sales B2B hay Sales B2c đã cho thấy sự khác biệt về “VÕ CÔNG” tức là kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm của từng người.Ví dụ 2: Ngày xưa rất xưa mình cũng mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng mình có tham gia 1 hoạt động cũng bán vé, tổ chức events bình thường ( là chương trình C2C nếu bạn nào học UEH sẽ biết) thì mình nhớ mình đã viết:

  • Managed and supervised 45 members of the communication team
  • Attracted more than 4,000 students to participate in the program and fundraised 30 million VND.
  • Organized 3 events to support and develop the program.
  • Built recruiting and communication plan trained and developed soft skill members in the team to help improve their experience.

NÓ CÓ SỐ, NGƯỜI TA dễ HÌNH DUNG.

Link tìm hiểu thêm về phương pháp: https://www.indeed.com/.../resumes.../star-method-resume

6. TẬN DỤNG RECOMMENDATION LETTER

Nhắc lại về Recommendation hay thư giới thiệu là gì

Phần này rất quan trọng những rất nhiều bạn bỏ qua. Phần này sẽ cung cấp 1 cái nhìn khách quan về hồ sơ của bạn, cung cấp này đến từ 1 người khác, là quản lý của bạn, 1 bạn chung team, dự án hoặc những người đã làm việc chung nhưng bạn đảm bảo thời gian làm việc bạn đã mang lại những giá trị cho 2 phía và người ta sẽ viết 1 bức thư "tích cực" nhận xét về bạn và những đóng góp của bạn.

Người bạn chọn viết recommendation letter là người bạn đã từng làm việc chung/đã từng dạy bạn/làm chung 1 dự án.

Bạn chắc chắn đã mang đến 1 trải nghiệm tích cực, hay 1 giá trị cho 2 bên để chắc chắn thư người ta viết cho bạn là TỐT, TÍCH CỰC thậm chí VIẾT THEO HƯỚNG BẠN mong muốn.

“TỐT KHOE, XẤU CHE” và bạn có toàn quyền làm điều này trên trang Linkedln cá nhân của bạn.Kinh nghiệm của mình: Mình chọn người đã từng làm việc chung -> Ai mình nghĩ hơi bận thì mình viết hướng mình mong muốn, muốn viết về những kĩ năng gì và thậm chí mình viết sample mẫu cho người ta nếu người ta yêu cầu, xong người ta sửa và gửi lại. Dĩ nhiên phải xây dựng được 1 mối quan hệ tốt và 2 bên WIN WIN.

Nếu là sinh viên, đã đi thực tập thì có thể tận dụng khoảng thời gian thực tập, tìm ra 1 người viết về thư giới thiệu bạn nghĩ xứng đáng viết,Hoặc còn đi học thì có thể các bạn cùng trang lứa nhưng làm việc chung/chung 1 dự án/ 1 câu lạc bộ hoặc Thầy Cô hướng dẫn, dạy mình.Trước khi áp dụng những gợi ý của mình thì :))

Hãy check xem profile của bạn được bao nhiêu điểm trước.

Bạn có thể check review profile của mình trên trang ResumeWorded.

7. REVIEW HỒ SƠ TRÊN RESUME WORDED

Trang này sẽ chấm điểm và gợi ý những phần bạn cần bổ sung, hồ sơ từ 80% trở lên là mạnh nhưng dĩ nhiên cũng tuỳ vào mạnh yếu phụ thuộc vào hướng đi, mong muốn sắp đến của bạn chứ trang review dựa trên những gì bạn viết.Trang sẽ đánh giá xem trang Linkedln của mình cần cải thiện điều gì, cung cấp đánh giá và những gợi ý để cải thiện hồ sơ Linkedln, xem những phần nào cần cải thiện.

Mong rằng chia sẽ ngày hôm nay của mình sẽ giúp ích cho bạn.

Bình tĩnh, từ từ áp dụng dần dần, này là kinh nghiệm "kinh qua và nghiệm lại" :))

Cảm ơn các bạn.