TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐIỂM YẾU CỦA EM LÀ GÌ?
Điểm hạn chế của em là gì được nhà tuyển dụng hỏi thường xuyên trong những buổi phỏng vấn. Hôm nay, Thảo phân tích câu hỏi này nhằm giúp bạn hiểu và chuẩn bị câu hỏi này tốt hơn.
TÂM LÝ ỨNG VIÊN TẠI SAO HAY LO KHI ĐƯỢC HỎI CÂU NÀY?
- Sợ bị phán xét và so sánh với người khác.
- Tốt khoe, xấu thì phải che! Ai đời lại đi nói ra điểm yếu, hạn chế của mình. Lại phải nói với người phỏng vấn.
- Đặc biệt cái này MỚI GHÊ, NỖI SỢ HÃI ĐÚNG ĐẮN nà!
Bạn sợ cung cấp 1 đáp án cho nhà tuyển dụng, và người ta DÙNG NÓ để đánh giá bạn không phù hợp. Một số ví dụ tiêu biểu:
- Điểm hạn chế của em là say xe ( nhưng công ty thì ở khu công nghiệp cần phải đi xe bus mỗi ngày)
- Phỏng vấn những vị trí về dịch vụ ( Customer service) nhưng chia sẻ thành thật: "Dạ khuyết điểm lớn nhất của em là em thường mất bình tĩnh và khả năng chịu áp lực không cao lắm. Đặc biệt nhiều lúc nghe phàn nàn làm em không giữ được tinh thần của mình."
- Hay phỏng vấn những vị trí tuyển dụng: "Dạ em không giỏi tương tác với mọi người lắm ạ."
Hôm nay, Thảo chia sẻ về mục đích của câu hỏi này và cách trả lời để tận dụng câu hỏi như 1 cơ hội thể hiện bản thân mình bằng chính trải nghiệm của bạn.
Mình là Thảo, tốt nghiệp ngành Nhân Sự, UEH. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm đi làm tại mảng HR, đặc biệt về Talent Acquisition và Employer Branding, trong đó có 4 năm tại tập đoàn đa quốc gia, 2 năm làm tại vị trí Talent Acquisition Manager.
Hiện tại, Thảo đang mong muốn phát triển để trở thành 1 Content Creator, muốn chia sẻ về các hành trình, trải nghiệm, những kiến thức và cuộc sống xung quanh, đặc biệt trên Youtube Go Keysky
MỤC ĐÍCH CÂU HỎI NÀY
- Kiểm tra bạn có thật sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và nghiêm túc về vị trí bạn ứng tuyển không. Bạn đánh giá mức độ mình đảm nhận được bao nhiêu phần trăm công việc, những điểm nào bạn còn hạn chế và mong muốn phát triển.
- Đánh gía khả năng tự nhận thức, THỰC SỰ HIỂU của bạn về bản thân của bạn. Động lực, năng lực của bản thân mỗi người dùng để thay đổi, cải thiện về điểm hạn chế. Có những bạn bảo ĐIỂM YẾU CỦA EM LÀ HÔNG CÓ ĐIỂM YẾU GÌ HẾT. WOW. NHỮNG BẠN NÀY LÀ XONG LUÔN.
Dù bạn có làm được 100% công việc bạn ứng tuyển nữa thì câu hỏi này như mình chia sẻ ở trên nhà tuyển dụng đánh muốn đánh giá khả năng nhận thức của bạn về bản thân nữa. Không ai là hoàn hảo hết, bạn nói vậy coi như là chưa hiểu chính mình và nhận thức về bản thân.
3. Lắng nghe câu trả lời của bạn để xem nó có thuộc blacklist của vị trí, của Team, của công ty không. Từ đó phòng ngừa những trường hợp không phù hợp từ sớm.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào 1 công việc công ty Start-up và nói điểm hạn chế là KHẢ NĂNG TỰ HỌC của em là điểm hạn chế, em cần NGƯỜI HƯỚNG DẪN.
Bạn nói thiệt đâu có lỗi gì nhưng điểm bạn chọn và cách chia sẻ trở thành 1 vấn đề lớn.
Trong bài Ted Talk mình vừa xem có 1 câu mình rất thích là: "In the right time, our weakness can become our strength". Câu hỏi này nếu được bạn tận dụng, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được sự hạn chế của mình nhưng mình có kế hoạch cải thiện và là người dám nghĩ, dám làm. Biết mình cần cải thiện điểm nào.
Công ty cần những người giải quyết được vấn đề như bạn.
Mình hơi ngán với những câu trả lời hơi sáo rộng kiểu như: Em là 1 người cầu toàn hay những gợi ý kiểu như vậy trên mạng.
HƯỚNG GỢI Ý THAM KHẢO
Gợi ý của mình là không những lúc đi phỏng vấn mà câu này nên được chính chúng ta hỏi mỗi ngày với bản thân. Sau đó đi phỏng vấn chỉ cần chia sẻ về câu chuyện của chính mỗi bạn. Điều này đòi hỏi bạn phải chịu làm, chịu thành thành với chính mình.
CÓ 2 HƯỚNG TIẾP CẬN
- Tiếp cận theo JD công việc bạn ứng tuyển và xem mảng nào trong JD bạn thấy bạn thật sự muốn làm nhưng bạn cần phải cải thiện.
- Tiếp cận theo hướng liên quan về bản thân của mình ( kĩ năng, kiến thức, tính cách)
Thành thật và đòi hỏi bạn phải trải nghiệm, y như tự hỏi mình hằng ngày ấy và bạn thật sự làm để cải thiện. Từ đó, BẠN TẬN DỤNG câu hỏi này như một cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật cách bạn đã CẢI THIỆN ĐIỂM HẠN CHẾ của BẠN THÂN HAY vượt qua thử thách trong quá khứ — hoặc hiện tại đang tích cực làm việc để làm như vậy. Khi chia sẻ có 1 số tips mình thấy hữu ích:
- Hỏi gì trả lời đó. Trả lời đúng vào điểm hạn chế của mình. Nhưng sau đó đưa ra 1 ví dụ cụ thể vì mỗi người sẽ có phán xét, đánh giá riêng nên bạn cần cung cấp kèm theo 1 ví dụ và giải thích.
- Chia sẻ ví dụ cụ thể về hành động bằng ngôn ngữ TÍCH CỰC. Bạn đã/ đang có kế hoạch hành động cải thiện điểm hạn chế của bản thân hoặc vượt qua thử thách trong quá khứ — hoặc hiện tại đang tích cực như thế nào.
- Bạn cải thiện bằng gì ( sách thì tên gì, khoá học nào, trải nghiệm như thế nào)
Chia sẻ điểm này tại vì nó thể hiện bạn là con người tinh thần học hỏi, tự lên plan, thay đổi, tự học được và đặc biệt là tinh thần tích cực. Hi vọng, buổi phỏng vấn tiếp theo, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất, tự tin nhất.
Nội dung mình chia sẻ khá chi tiết, nên bạn nào muốn xem dưới dạng video và tìm hiểu thêm 4 ví dụ cụ thể và storytelling khi nói như thế nào để bạn hình dung cụ thể cách nói, bạn có thể xem ở đây: