HỎI GÌ NHÀ TUYỂN DỤNG KHI ĐI PHỎNG VẤN?

Chào mọi người,

Mình là Thảo, tốt nghiệp ngành Nhân Sự, UEH. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm đi làm tại mảng HR, đặc biệt về Talent Acquisition và Employer Branding, trong đó có 4 năm tại tập đoàn đa quốc gia, 2 năm làm tại vị trí Talent Acquisition Manager.

Hiện tại, Thảo đang mong muốn phát triển để trở thành 1 Content Creator, muốn chia sẻ về các hành trình, trải nghiệm, những kiến thức và cuộc sống xung quanh, đặc biệt trên Youtube Go Keysky.

Mọi người đều hiểu rằng các buổi phỏng vấn là 1 cơ hội để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và lắng nghe nhằm hiểu hơn về kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ, tính cách, nguyện vọng… của ứng viên. NHƯNG bạn có biết là các BUỔI PHỎNG VẤN cũng là 1 cơ hội cho bạn - 1 ỨNG VIÊN tận dụng triệt để nhằm:

  • tiếp xúc với nhà tuyển dụng, đặt câu hỏi, lắng nghe,
  • thậm chí quan sát cách NHÀ TUYỂN DỤNG trả lời các câu hỏi của mình.
  • Từ đó quyết định cơ hội mình ứng tuyển, văn hoá công ty đó hoặc tính cách người Hiring Managers ( những người làm về chuyên môn phỏng vấn bạn, có thể là Sếp tương lai) có phù hợp với định hướng, giá trị cốt lõi, mục tiêu của bạn hay không.

Hôm nay mình sẽ chia sẻ các bạn cách đặt câu hỏi theo phương pháp 4Cs và các câu hỏi chi tiết, rất hữu ích khi tham gia các buổi phỏng vấn. Bằng cách đặt những câu hỏi thông minh, khéo léo bạn có thể chủ động trong buổi phỏng vấn

PHƯƠNG PHÁP 4CS LÀ GÌ?

Phương pháp 4Cs được chia sẻ đầu tiên trong 1 post của tác giả J. T.O’Dnonnell ( link gốc bên phía dưới).Gồm 4 chữ cái:

  • Connect có nghĩa là Kết Nối
  • Culture có nghĩa là Văn Hoá
  • Challenge có nghĩa là những thử thách về công việc, cơ hội liên quan
  • Close Conversation: Kết của buổi phỏng vấn.

Nhưng mình dựa vào kinh nghiệm của mình mở rộng, Việt hoá cho phương pháp này.Bạn không cần hỏi tất cả các câu hỏi trong bài chia sẻ này của Thảo nhưng hãy lựa chọn/chia ra các câu hỏi cho từng buổi phỏng vấn khác nhau.

Lựa chọn 1 cách hợp lý nhưng hãy đảm bảo có từ 2-3 câu hỏi/buổi phỏng vấn.

1. CONNECT

Mục đích: Các câu hỏi trong phần Connect nhằm giúp bạn hiểu hơn và xây dựng 1 kết nối với nhà tuyển dụng gồm các anh/chị đến từ phỏng tuyển dụng hay những người làm về chuyên môn ( Recruiters/Hiring Managers).Xây dựng kết nối này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, tăng tính chủ động và thân thiện, đặc biệt tạo sự ảnh hưởng trong xuyên suốt quy trình phỏng vấn ( mình sẽ nói kĩ hơn về điều này nếu có cơ hội trong các phần thương lượng về lương…),Những câu hỏi trong phần Connect này sẽ bao gồm 1 số câu như sau ( nếu phỏng vấn Tiếng Anh bạn tham khảo chi tiết clip bên dưới, mình có để mẫu sẵn)Có thể kết thúc buổi phỏng vấn hoặc trong quá trình trò chuyện phỏng vấn.Dịch tiếng việt thân thiện như sau…

1. Dạ anh/chị (biết TÊN thì để vào) đã làm việc tại công ty mình bao lâu rồi?“Cười cười, thân thiện, mắt nhìn vào mắt đối phương, chớp chớp chứ đừng trợn tru, nếu nhiều người quá thì chia ra, mỗi người vài giây :))”

Phân tích:

  • Nếu anh/chị trả lời: Chỉ trong 1 thời gian ngắn, đặc biệt anh/chị đến từ phòng chuyên môn thì chớp cơ hội hỏi tiếp:

2. Dạ là phòng ban mình mới hay như thế nào ạ? ( Hỏi câu này nếu đi phỏng vấn các công ty Startup hay công ty bạn chưa chắc phòng ban thành lập bao lâu)Có thể anh/chị mới vào thì người ta cũng chia sẻ thêm với bạn anh/chị mới vào or phòng/ban mới thành lập/cấu trúc team như thế nào. Từ đó bạn cũng hiểu hơn về họ, về khối lượng công việc mới, tính chất công việc.

  • Nếu anh/chị trả lời: mhmm cũng 3 năm hơn hay thậm chí 5 năm…

Hỏi tiếp: oh, Vậy điều gì giúp anh chị gắn bó/ thích làm tại đơn vị/công ty mình ạ?

( Nó là 1 cách hỏi khác LÝ DO TẠI SAO ANH CHỊ THÍCH LÀM TẠI CÔNG TY NÀY VẬY?) Bạn nghe quen hông =)) Nó là cách nhà tuyển dụng đã hỏi bạn Lý do tại sao em muốn làm/ ứng tuyển tại công ty/vị trí?Lắng nghe câu trả lời, nhìn vào xem thử người ta nói thiệt, thích thiệt hông :)) Bạn sẽ hiểu hơn là người ta gắn bó với công ty vì điều gì ( hiểu hơn về giá trị của công ty đó, văn hoá công ty)…dựa vào đều người này chia sẻ.Đặc biệt, nếu bạn đang trao đổi với 1 HIRING MANAGERs ( người bạn biết có thể là Sếp tương lai của bạn). Bạn hỏi liền:

  • Anh chị có thể cho em hiểu thêm là phong cách lãnh đạo ( làm việc) của anh chị như thế nào ạ?

( câu này khi hỏi cố gắng giọng đừng có nghiêm túc, hỏi đúng nơi đúng chỗ, không khí dui tươi 1 tí)

Phân tích:

Người trả lời sẽ cung cấp cho bạn cách làm việc của người ta, cách người ta lãnh đạo ra sao. Bạn có thể tham khảo cách người ta trả lời, xem thử có những điểm nào mà “KHẮC” với giá trị cốt lõi của bản thân hay không, suy nghĩ mình có học tập được gì từ người này hông, có chấp nhận được người ta là sếp của mình trong tương lai quản lý theo phong cách đó hay không…..

LẮNG NGHE TRƯỚC, NHÌN VÀO NGÔN NGỮ CƠ THỂ, KHÔNG ĐỊNH KIẾN. Xong về nhà suy nghĩ :))

2. CULTURE

Mục đích các câu hỏi trong phần Culture nhằm giúp bạn chủ động hiểu hơn về văn hoá, các giá trị của công ty, những đặc điểm nào về “nhân sự” sẽ phù hợp làm việc tại môi trường này.Những câu hỏi trong phần này sẽ bao gồm 1 số câu như sau

1. Công ty có những chính sách hỗ trợ nào để giúp nhân viên phát triển về kĩ năng, kiến thức, chuyên môn khi đi làm không ạ? Hỗ trợ như thế nào?

Hiểu hơn về chính sách Learning Development (L&D) của doanh nghiệp đó. Làm on job training cũng okay nhưng mà hỏi câu này giúp bạn hình dung rõ hơn là vào làm thì tự bơi hay có ai chỉ, kèm, có những hỗ trợ gì để mình biết chi tiết hơn.

2. Câu hỏi KHÓ cho nhà tuyển dụng

Anh chị đã làm ở đây 1 thời gian. Em muốn hỏi là nếu anh chị có thể thay đổi 1 điểm tại đơn vị mình, thì điểm đó là gì ạ?

Câu này nhẹ nhàng đưa người tuyển dụng vào thế cho bạn biết 1 điểm người ta “không YÊU” lắm tại công ty ( giống như người ta hỏi bạn điểm yếu của bạn ấy). Bạn hiểu hơn về công ty này qua chia sẻ của người ta.

3. CHALLENGE

Mục đích các câu hỏi trong phần Challenge nhằm giúp bạn chủ động hiểu hơn về thử thách, cơ hội thăng tiến tại vị trí, phòng ban, tại công ty.Những câu hỏi trong phần này sẽ bao gồm 1 số câu như sau

1. Dạ, ở công ty mình, KPI/hiệu quả làm việc của vị trí sẽ được đánh giá như thế nào anh/chị? Mình có cụ thể KPI không hay định tính ạ =)) ( Gương mặt nghiêm túc nhưng thân thiện nha mấy bạn).

Dựa vào câu trả lời của người ta, bạn hiểu hơn về chính sách đánh giá lương thưởng, KPI của công ty, đánh giá về hiểu quả làm việc có hay không? Có thì như thế nào mà nếu hông thì cào bằng hay sao =))Đi làm mình sợ nhất là không biết giá trị công việc mình, làm tốt không biết làm tốt, làm sai không ai sửa.

NÊN HÃY DŨNG CẢM HỎI MÌNH ĐI LÀM THÌ ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO? ( Đặc biệt đã có kinh nghiệm)

2. Câu hỏi cho những bạn có kì vọng, không an nhàn lém ( kèm 2 câu 1 lúc

)Nếu em làm tốt công việc của mình thì cơ hội thăng tiến tại vị trí như thế nào anh chị? Anh chị có thể chia sẻ giúp em 2 điểm thử thách nhất tại vị trí của em ứng tuyển? ( cách hỏi khác của 2 key quan trọng tại vị trí)

Câu hỏi này cho người ta thấy là bạn cũng có kì vọng tại công việc chứ không phải là 1 người thích an nhàn. Khám phá ra các cơ hội, thử thách hiện tại đang có tại vị trí, từ đó hiểu hơn và xem cơ hội này có match với mục tiêu của bạn hay không.

3. Hỏi thêm các câu hỏi liên quan về Team như Team của mình có bao nhiêu người và cấu trúc như thế nào anh/chị?

Câu hỏi giúp bạn hình dung phòng ban, cấu trúc. Đặc biệt những bạn làm về HR, F&A, Marketing,Sales… sẽ hình dung rõ hơn về khối lượng công việc, các tiềm năng thăng tiến…

4. CLOSE CONVERSATION:

Kết thúc buổi phỏng vấn:Hỏi xin feedback khéo, thể hiện thêm:

  1. Những kĩ năng hoặc kiến thức nào anh chị nghĩ em cần bổ sung thêm để phù hợp nhất với vị trí ạ?

Lắng nghe câu trả lời của người ta, nếu cái mình có mà mình chưa bổ sung or không có cơ hội thể hiện thì nhẹ nhàng nói khéo, bổ sung vào.

2. Những bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn sẽ như thế nào ạ?

Câu hỏi để xem các bước của quy trình phỏng vấn, thời gian chờ như thế nào. Thậm chí hiểu cơ hội mình thành công hay không dựa vào câu trả lời của người ta.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, mong rằng bạn có thể tận dụng chia sẻ này và có 1 buổi nói chuyện thú vị hơn với nhà tuyển dụng trong tương lai.

Link xem chia sẻ:

Link gốc pp 4Ps: https://www.linkedin.com/.../4cs-asking-great-questions.../