CÁCH CHUYỂN MÃ VÙNG QUỐC TẾ, NHẬN OTP KHI Ở NƯỚC NGOÀI

CÁCH CHUYỂN MÃ VÙNG QUỐC TẾ, NHẬN OTP KHI Ở NƯỚC NGOÀI
Photo by Eric Prouzet / Unsplash

Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ các bạn về:

  1. Cách nhận mã OTP ( one time password ) của ngân hàng khi ở nước ngoài.
  2. Cách chuyển mã vùng quốc tế và nhận tin nhắn từ ngân hàng, các giao dịch ngân hàng

Mình đang đi một chuyến đi nói chung là được 1 tháng nhưng chuyến đi này dài hơn, chưa biết khi nào sẽ về lại Việt Nam ( vì Việt Nam chưa mở cửa và vì mình còn có plan khác về đi chơi) nên việc phát sinh các giao dịch tại Việt Nam là không tránh khỏi, ví dụ chuyển tiền về nhà, mua trà sữa đãi bạn mùa dịch nà, nhận tiền từ các bên...giao dịch nào cũng đòi hỏi cung cấp mã OTP. Vậy làm thế nào để nhận mã OTP từ phía ngân hàng?

HƯỚNG DẪN NHẬN MÃ OTP TỪ NGÂN HÀNG TPBANK VÀ VCB

Mình có trải nghiệm 2 ngân hàng: Vietcombank và TP Bank nên sẽ review cả 2. Các ngân hàng khác mình chưa có kinh nghiệm.

Ngân hàng TP Bank:

Ngân hàng điện tử nên các OTP được tích hợp trong app của bên TP Bank. Mọi thao tác đều diễn ra trên app nên rất đơn giản và tiện dụng không những trong việc nhận OTP mà các giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền.

Công việc của bạn là tải app TP Bank, tích hợp eToken ( để lấy mã OTP) chung với app. Nếu có thắc mắc bước này bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn hoặc điện thoại lên tổng đài của Tp Bank nhờ hỗ trợ, các bạn rất nhiệt tình.

Đăng nhập lấy mã OTP trên TP Bank đơn giản như hình:

Đối với ngân hàng Vietcombank, bạn có 2 cách sau để nhận mã OTP:

Cách 1: đổi mã nhận OTP từ điện thoại qua email cá nhân.

Bạn ra quầy yêu cầu nhân viên hỗ trợ đổi cách thức nhận OTP từ điện thoại qua email cá nhân. Khi thành công, bạn thực hiện giao dịch, sẽ có yêu cầu hỏi bạn, bạn muốn nhận OTP qua email hay qua sms điện thoại.

Review: cách này vẫn hoạt động bình thường tại cả Việt Nam và nước ngoài, tuy nhiên mình cảm thấy bất tiện với các lý do sau:

  1. Nhân viên tư vấn bên Vietcombank không thường xuyên làm thao tác hỗ trợ đổi OTP từ sms qua email nên chị tư vấn cũng không chắc là nó hoạt động, làm mình đâm ra hoang mang.

2. Sau đó mình thử giao dịch tại Việt Nam qua thẻ và yêu cầu OTP gửi qua email thì trời ơi, cái email nhận với số OTP nhỏ tí lun, không thấy được. Mình phải zoom email lên, nó không cho zoom mọi người ơi, xong mình phải screenshot cái email, sau đó zoom cái hình screenshot lên. Xài 1 lần cách này và tạm biệt luôn.

Cách 2: Vẫn nhận OTP qua sms điện thoại chứ không tích hợp được etoken như TP Bank. Vì lý do này nên đòi hỏi mình phải chuyển vùng quốc tế để nhận tin nhắn từ ngân hàng VCB.

Cách này thì đơn giản rồi, giống như bên các giao dịch tại Việt Nam, khi phát sinh giao dịch thì bạn sẽ được nhận OTP qua tin nhắn bằng số điện thoại bạn đã đăng kí tại ngân hàng VCB nhưng đòi hỏi bạn phải chuyển vùng quốc tế sđt này để nhận được tin nhắn.

Bạn tham khảo hướng dẫn chuyển vùng quốc tế sim Viettel như bên dưới nhé.

Một điểm lưu ý là dù bạn có xài ngân hàng nào, cách thức ra sao để nhận OTP thì một điều quan trọng là ghi nhớ mật khẩu đăng nhập app giao dịch của ngân hàng, password để đăng nhập các app. Nếu như quên là rắc rối luôn. Ví dụ như VCB bạn phải ra tại quầy của VCB thì mới làm lại được mật khẩu và kích hoạt lại app.

HƯỚNG DẪN CHUYỂN VÙNG QUỐC TẾ SIM VIETTEL

Mình sử dụng sim Viettel nên sẽ hướng dẫn bạn chuyển vùng quốc tế sim Viettel cùng một số điểm hữu dụng khác khi đi du lịch nước ngoài thời gian dài gồm

  1. Chuyển vùng quốc tế: soạn tin nhắn CVQT gửi 138

Bạn sẽ nhận được tin nhắn xác nhận chuyển vùng quốc tế/ Roaming thành công.

Sau khi đăng kí thành công, bạn có thể gọi điện, nghe, nhận được tin nhắn, sử dụng data khi ở nước ngoài theo bảng giá cước chi tiết tham khảo website.

Trước khi bay hoặc qua bên nước ngoài, bạn bật chế độ roaming như hình bên dưới:

Setting -> Mobile Networks -> Network operators -> Select Automatically

2. Chuyển hướng cuộc gọi để không tốn tiền.

Điều ngạc nhiên là nếu bạn đang ở nước ngoài, số điện thoại Việt Nam gọi bạn, số điện thoại bạn có chuyển hướng cuộc gọi thì sẽ bị mất phí.

Bạn bấm: ##002# bấm gọi. Tắt chuyển hướng cuộc gọi.

3. Bạn có thể muốn giữ sim 1 năm nếu đi nước ngoài thời gian dài.

Soạn tin nhắn theo cú pháp VTVANG gửi 109, phí: 50k/năm.

Khi bạn đã hoàn thành các bước sau. Bạn muốn kiểm tra 1 lần nữa chắc chắn về các dịch vụ sim của mình hoặc muốn hỗ trợ thêm, có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Viettel . Mình đã thử và được tư vấn rất nhiệt tình và nhanh chóng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.