MỘT HÀNH TRÌNH DEAL LƯƠNG


Deal lương là 1 kỹ năng rất quan trọng. Tuy nhiên, deal lương thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Hôm nay, Thảo chia sẻ một số điều giúp hành trình deal lương của bạn thuận lợi hơn.

1) CHUẨN BỊ TÂM THẾ KHI DEAL LƯƠNG.

Hầu hết ứng viên không chủ động khi deal lương, một số có tâm lý sợ đòi hỏi, sợ bị "lật kèo". Tuy nhiên, khi đi deal lương, việc đầu tiên là "chỉnh" tâm thế của mình.

Deal lương là hoàn toàn bình thường, là quyền lợi của bạn.

Nếu không tự bảo vệ quyền lợi của chính mình thì không những chuyện deal lương mà khi đi làm sẽ còn rất nhiều chuyện bạn không dám đứng lên vì quyền lợi của chính mình.

Việc này như 1 vòng luẩn quẩn, làm cuộc sống công sở của bạn khó khăn hơn, drama hơn.

“THE BIGGEST SALARY NEGOTIATION MISTAKE IS NOT NEGOTIATING AT ALL”

Thứ hai, nếu bạn không tin, không chuẩn bị tâm thế thì ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Khi bạn tự tin, ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện với nhà tuyển dụng về hành trình deal lương chắc chắn sẽ thuyết phục hơn. Còn nếu không tự tin thì mắt đảo, tay ra mồ hôi, giọng run, chân bủn rủn. Lúc đó, bạn chắc chắn sẽ không có được 1 hành trình deal lương như mình mong muốn.

HÃY THAY ĐỔI TÂM THẾ KHI ĐI DEAL LƯƠNG, CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN HƠN.

2) DÀNH THỜI GIAN ĐỌC NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ THUYẾT PHỤC.

Cảm giác thương lượng có thể khó chịu tạm thời nhưng bạn sẽ phải sống với mức lương trong một thời gian dài nên hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ khi deal lương.

Deal lương là đi thuyết phục, đàm phán giữa các bên nên hãy dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức về thuyết phục. Những kiến thức này không chỉ giúp bạn khi deal lương mà xuyên suốt khi đi làm. Bạn có thể áp dụng kiến thức này để thuyết phục Sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác. Nhìn nhận thế giới này những Marketer dùng thuật gì để thuyết phục bạn mua hàng, ra quyết định…

Cuốn sách mình giới thiệu là Dr. Robert B. Cialdini trong sách Influence: The Psychology of Persuasion. Link sách Thảo chia sẻ: https://amzn.to/3Dxa4su

Bạn có thể tìm bản tiếng Việt ( Những Đòn Tâm Lý Khi Thuyết Phục) or cứ xem qua 1 video summary trên Youtube chia sẻ.

Mình sử dụng 2 nguyên tắc trong sách này vào hành trình deal lương để bạn dễ hiểu hơn:

Ví dụ 1: Sử dụng NGUYÊN TẮC LIKING, 1 trong 6 nguyên tắc của cuốn sách vào hành trình deal lương.

Liking: The more you like someone, the more you'll be persuaded by them.

Bạn bị ảnh hưởng/thuyết phục nhiều hơn bởi những người bạn quan tâm. Vì vậy, nếu bạn làm tăng sự thích thú, quan tâm của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đối với bạn thì việc bạn thuyết phục họ đồng ý với con số bạn đưa ra sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài việc chứng tỏ là 1 ứng viên phù hợp qua kĩ năng, kiến thức và thái độ thì bạn có thể tăng mức độ kết nối giữa mình và Recruiters, Hiring Managers bằng cách sử dụng những câu hỏi theo phương pháp 4Cs gồm 11 câu hỏi có thể hỏi khi đi phỏng vấn (tham khảo thêm: https://youtu.be/fjKzNndLaK8)

Khi bạn tạo cho nhà tuyển dụng, bên chuyên môn những trải nghiệm thú vị trong hành trình phỏng vấn, bạn kết nối họ bằng các câu hỏi và câu trả lời bộc lộ năng lực, cá tính của bạn thì người ta sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi bạn thuyết phục.

Điều này dựa hoàn toàn trên nguyên tắc Liking của Dr. Robert B. Cialdini trong sách Influence: The Psychology of Persuasion, Thảo áp dụng vào deal lương.

Ví dụ 2: SỬ DỤNG NGUYÊN TẮC SẢN PHẨM CÓ GIỚI HẠN

Scarcity is the perception that products are more attractive when their availability is limited.

Bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều trên thị trường việc làm nếu “giá trị” bạn cung cấp là khan hiếm. Vì vậy, thay vì phải đi deal lương từng đồng với các công ty thì hãy làm bản thân mình trở thành 1 món hàng “đặc biệt”, “khan hiếm” thì thị trường sẽ tự động mong muốn có bạn. Đừng phụ thuộc quá vào nhà tuyển dụng và các công ty.

Đi làm luôn nâng cao giá trị của bản thân bằng việc học hỏi, đổi mới thì giá trị của bạn ngoài thị trường cũng sẽ được tăng cao. Đi làm là 1 cuộc trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và bạn.

Bạn hoàn toàn có thể say No với những công ty có chính sách lương bổng không phù hợp hoặc không thích đáng với giá trị sức lao động của mình. Cả khi đi ứng tuyển công việc mới hay đang đi làm ở công ty hiện tại.

Trong hành trình deal lương hãy luôn tạo cho mình ít nhất 2 lựa chọn có thể để tối ưu hoá việc deal lương, xem lựa chọn nào là phù hợp với những mục tiêu mình đề ra. Không 1 ứng viên nào là quan trọng tuyệt đối cho 1 công ty và cũng không hề có doanh nghiệp nào độc quyền trên thị trường việc làm. Thuận mua thì vừa bán.

3) MỘT SỐ TIPS KHI ĐI DEAL LƯƠNG.

  • CHỌN THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐỂ DEAL LƯƠNG

Các nghiên cứu cho thấy rằng bạn có khả năng thành công khi deal lương cao hơn nếu bạn yêu cầu vào Thứ 5.

Mọi người có xu hướng bắt đầu 1 tuần mới khó khăn hơn và thậm chí là rất nhiều việc cần giải quyết nhưng sẽ trở nên linh hoạt hơn, thoải mái hơn vào thứ 5 và thứ 6. Khi các bên điều muốn hoàn thành công việc của mình trước khi hết tuần thì chọn thời gian deal lương vào thứ 5, thứ 6 giúp bạn thành công hơn.

Bạn có thể đọc thêm nghiên cứu bởi Marcus Wynne published September 1, 1998 - last reviewed on June 9, 2016 ở đây.

  • CHIA SẺ RANG LƯƠNG THAY VÌ 1 CON SỐ CỤ THỂ

Khi ứng tuyển hãy luôn trả lời 1 KHOẢNG ( RANGE SALARY) thay vì đưa ra 1 con số cụ thể. Con số cụ thể chỉ nên đưa ra khi có đầy đủ thông tin bạn cần ra quyết định và được HR báo "Bạn rất phù hợp với vị trí bên công ty đang tìm kiếm. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?"

  • Vì khi đưa ra 1 con số cụ thể ngay từ lúc ứng tuyển, screen qua điện thoại thì bạn đã tự làm khó mình. Mỗi công việc, mỗi công ty sẽ có chế độ phúc lợi, chính sách phát triển, môi trường khác nhau nên nếu đưa con số cụ thể ngay từ đầu thì khi bạn vừa đi ứng tuyển thì khả năng bạn đổi lại con số này RẤT CAO sau khi biết thêm benefit package.

Vì vậy, hãy đưa ra range lương, range lương chênh lệch từ 3-10mil tuỳ theo kinh nghiệm. Ví dụ như 9-13mil, 25-20 mil hay thậm chí 60-70 mil...

Con số cụ thể cuối cùng nên rơi vào khoảng mà bạn đã đưa ra trước đó.

  • TẬP HỢP NHIỀU THÔNG TIN NHẤT TRƯỚC KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

Trong đàm phán, ai còn có nhiều thông tin, còn lợi thế.

Nếu nhà tuyển dụng thỉnh thoảng hỏi bạn về mức lương cũ/hiện tại thì bạn có quyền gom thông tin nhiều nhất từ họ để đưa ra quyết định như benefit package, career path, ví dụ như:

  1. Lương tháng 13, thưởng KPI ra sao
  2. Team công ty như thế nào
  3. Cơ hội thăng tiến ra sao
  4. Đóng bảo hiểm theo khung lương nào
  5. Khối lượng công việc.....
  6. Đóng bảo hiểm ntn
  7. Đi sales thì hỏi thêm về phụ cấp đi lại ra sao..

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Làm gì khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ theo dạng video ở đây