Sự cô đơn và sự cô độc ( Phần 1)

Sự cô đơn và sự cô độc ( Phần 1)
Photo by Jon Tyson / Unsplash

Nếu Loneliness hay Sự Cô Đơn nhằm ám chỉ cảm giác thiếu kết nối với những người xung quanh thì Solitude hay Sự Cô Độc là việc chủ động tận hưởng thời gian một mình.

Nếu Loneliness thường được mọi người nhắc đến như một sự tiêu cực và có thể dẫn đến trầm cảm thì Solitude được nhiều nghiên cứu kết luận có lợi cho cả sức khoẻ tinh thần và thể chất.

Xuyên suốt cuộc sống, mình đã và đang trải qua cả Loneliness và Solitude.

Mình nhận thức điều này từ cách đây 3 năm nhưng khi chuyển đến Mỹ, mình có nhiều thời gian cho bản thân và nhận thức rõ ràng hơn. Điều này thôi thúc mình tìm hiểu và chia sẻ chuỗi bài viết về Sự Cô Đơn và Sự Cô Độc này.

Trong bài viết phần một này, mình muốn chia sẻ về 7 DẠNG CỦA SỰ CÔ ĐƠN

Bạn có ngạc nhiên hông chứ mình thì siêu ngạc nhiên khi biết đến Sự Cô Đơn có tận 7 dạng và những cấp độ này thật sự gần gũi với bản thân mình.

Loại 1: Cô Đơn vì Hoàn Cảnh Mới

Khi bạn chuyển đến một thành phố mới, chuyển trường học hay thậm chí chuyển công ty. Bạn dời xa những kết nối cũ và những gương mặt mới là hoàn toàn xa lạ. Bạn cảm thấy cô đơn.

Mình đã và đang trải qua sự cô đơn kiểu này. Nhưng kinh nghiệm sống dạy mình rằng: sự cô đơn này là tạm thời và sẽ qua nhanh chóng.

Loại 2: Cô Đơn vì Khác Biệt

Bạn đang ở một nơi quen thuộc nhưng cảm thấy bị cô lập. Những gì người xung quanh quan tâm không phải là điều bạn cảm thấy quan trọng hay ngược lại. Bạn cảm thấy thật khó để kết nối với những người khác về những điều bạn quan tâm thật sự. Nhưng cảm giác cô đơn này là một phần trong cuộc đời con người.

It feels hard to connect with others about the things you find important. Or maybe you’re just hit with the loneliness that hits all of us sometimes — the loneliness that’s part of the human condition.

Mình đã trải qua sự cô đơn này rất nhiều lần trong quá trình trưởng thành.

Mình nhớ rất rõ cảm giác của sự cô đơn này vào những lúc học hè thời cấp 2. Tận bây giờ mình vẫn tự hỏi khi ấy, đó là cảm giác của riêng mình hay mình bị bạn học cô lập thật sự.

Mình nhớ cảnh thầy giáo chủ nhiệm chuyên Hoá chia sẻ khéo rằng học lớp chuyên Hoá thì nên tập trung vào các môn Toán, Lý, Hoá thay vì tập trung nhiều vào môn Văn. Cảm giác cô đơn lúc đó và ngay cả ánh mắt ấy, ánh mắt chỉ vài giây lướt qua mình, vậy mà hơn 10 năm rồi mình vẫn không quên được.

Loại 3: Cô Đơn vì Thiếu Sự Kết Nối Sâu Sắc (sweetheart)

Ngay cả khi bạn có gia đình và bạn bè, bạn vẫn cảm thấy cô đơn và cần được kết nối sâu sắc hơn, mật thiết hơn với một người. Người này có thể là bạn đời hay một người tri kỉ. Nhiều trường hợp, bạn đã có một người bạn đời nhưng bạn cảm thấy không có mối liên hệ sâu sắc với bạn đời của mình.

“Two people can sleep in the same bed and still be alone when they close their eyes." bác nhà Haruki Murakami

Loại 4: Cô Đơn vì Thiếu Vắng Thú Nuôi ( Pets)

Nhiều người xây dựng một kết nối chặt chẽ với thú nuôi. Họ cảm thấy một khoảng trống khi thiếu vắng một em cún hay một em mèo trong cuộc sống.

Mình chưa trả qua dạng cô đơn này nên nếu bạn có trải nghiệm, mình rất muốn được tìm hiểu thêm.

Loại 5 Cô Đơn vì Thiếu Kết Nối Thật sự  ( No - Time For me)

Cuộc sống ngày càng bận rộn. Không phải ai cũng có thể dành thời gian cho bạn. Mỗi người sẽ có những bận tâm khác nhau. Vì vậy, càng lớn không những càng khó có bạn thân mà việc mất đi một người bạn thân cũng dễ dàng không kém.

Ở Mỹ, mọi người rất thân thiện. Tuy nhiên, để chuyển từ mức độ thân thiện sang làm một người bạn , một người bạn tốt rất khó vì họ có những bận tâm riêng, họ đã có những kết nối riêng và cảm thấy "đủ".

Hoặc bạn đang độc thân nhưng bạn bè của bạn lần lượt có gia đình, sinh con. Bạn sẽ cảm nhận sự cô đơn này vì những gì nhóm bạn thích làm chắc chắn sẽ thay đổi theo mối bận tâm của đa số. Về con cái, về trường học, về chuyện bỉm sữa...

Loại 6 Cô Đơn vì Thiếu Sự Tin Tưởng Bạn Bè

Bạn cảm nhận sự cô đơn này khi bạn có bạn bè nhưng thỉnh thoảng trong một vài tình huống, bạn tự hỏi mình về mức độ tử tế, sự tin tưởng trong mối quan hệ tình bạn này. Đi chơi vẫn vui nhưng tin tưởng nhau thì là chuyện khác.

Loại 7 Quiet-presence loneliness hay Cô Đơn vì Thiếu Sự Hiện Diện ?

Kiểu cô đơn này nó gần giống với kiểu 3, nghĩa là có bạn bè, có gia đình nhưng cảm thấy thiếu một người để nói chuyện khi ở nhà như roommates hay người mà bạn có thể nói chuyện, có thể nhờ cái này, sửa cái nọ hay đơn giản chỉ ngồi xem phim cùng nhau.

Mình đã trải qua tất cả những loại cô đơn này trừ loại 4: Cô Đơn vì Thiếu thú nuôi.

Bài viết giúp mình hiểu rõ về bản thân hơn:

  • Hiểu hơn những trải nghiệm, quyết định của mình trong cuộc sống.
  • Giúp việc phân tích cảm xúc, các loại cô đơn của mình dễ dàng hơn, mình đang trong cảm xúc cô đơn gì và tại sao.
  • Vì hiểu hơn vấn đề nên việc chủ động tìm giải pháp cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, mình muốn nói với bạn rằng

Cô đơn là một phần trong cuộc sống của con người. Mình đã và đang cảm nhận những sự cô đơn khác nhau.

Đối với mình, cô đơn chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, đối với nhiều người, mình biết là cô đơn đối với họ không đơn giản là tính tạm thời.

Nếu bạn đang đọc những dòng này thì mong rằng bạn bình an và đang trên đường tìm giải pháp cho sự cô đơn của mình nhé bạn ơi.

Mình sẽ chia sẻ một trong những cách mình áp dụng thành công với chính mình. Đó là yêu lấy Solitude. Hẹn gặp bạn ở phần 2 của hành trình mang tên: Solitude.

Chúc bạn bình an.

Thanks

Thảo Nguyễn.