TẤT TẦN TẬT VỀ LINKEDIN CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU
Bài 1: Tất tần tật về Linkedin sẽ bao gồm các chia sẻ về:
- Linkedin là gì?
- Cách thức Linkedin hoạt động ra sao?
- Tại sao bạn nên tham gia cộng đồng mạng xã hội này?
Link xem qua Youtube nếu bạn không có nhiều thời gian để đọc qua.
Đầu tiên, Tham gia Linkedin phải hiểu lợi ích thì mới có động lực tìm hiểu xây dựng profile LinkedIn chuẩn. Vậy tại sao bạn nên tham gia cộng đồng mạng xã hội này?
Mình chia sẻ 1 số lý do lợi ích của Linkedin đối với ứng viên bình thường, công việc không liên quan tuyển dụng để bạn dễ hình dùng nhất.
Tham gia Linkedin giúp bạn:
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp, cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng: Thay vì hằng ngày chỉ tiếp cận các trang như Vietnamworks, Careerbuilder để tìm kiếm những cơ hội mới thì khi tham gia Linkedin, bạn có cơ hội tiếp cận hàng triệu cơ hội khác nhau, không những chỉ ở Việt Nam mà các thị trường khác trên thế giới.
Bạn có cơ hội tiếp cận những thông tin từ các anh/chị làm về tuyển dụng 1 cách nhanh chóng nhất như cơ hội thực tập, công việc part time cho đến các vị trí senior/C - Levels.
Ví dụ: Có nhiều cơ hội đến với bạn vô cùng bất ngờ bởi 1 bạn trên network đã tương tác 1 bài post của một người làm về tuyển dụng.
Sau đó, bạn vô tình đọc được tin tuyển dụng này. Thời buổi hiện tại thì thông tin nhiều lúc còn quý hơn vàng luôn nên nhờ tham gia vào trang Linkedin này, bạn chả biết người post là ai trước đó, không có 1 chút liên hệ gì những vẫn có những thông tin "cơ hội thực tập hay vị trí full time a, b, c.." Sau đó ứng tuyển và thành công.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến vị trí, văn hoá công ty: Vì hiện tại hầu hết các công ty điều muốn xây dựng về employer branding nên gia nhập vào LinkedIn là 1 điều tất yếu. Khi bạn tham gia vào Linkedin, bạn được tiếp nhận và có cơ hội đọc các bài viết trên page của các công ty bạn hướng đến, việc này giúp bạn tiếp thu 1 lượng thông tin rất đáng kể về ngành bạn mong muốn tìm hiểu từ nhiều công ty. Bạn cũng đọc được các chia sẻ khác nhau của nhân viên làm việc ở công ty này, các thông tin về vị trí trước khi ứng tuyển vào 1 công ty, hiểu hơn về văn hoá làm việc, các chính sách phúc lợi của các công ty.
Nếu tận dụng các thông tin này, bạn sẽ tạo cho mình 1 sự khác biệt và nổi bật khi tham gia các cơ hội phỏng vấn vì bạn biết và hiểu về cơ hội bạn ứng tuyển, công ty bạn muốn làm nhiều hơn những ứng viên khác.
- Kết nối dễ dàng với các tác giả, mentor mình thích: nếu bạn đọc 1 cuốn sách hay hoặc nghe 1 podcast cực kì ý nghĩa và mong muốn kết nối với tác giả thì Linkedin sẽ là nơi bạn có thể tìm thông tin, theo dõi các chia sẻ, tin tức của tác giả mình thích 1 cách nhanh chóng và dễ dàng vì Linkedin đã có số lượng người dùng hơn 700 triệu và hiện đang là 1 cộng đồng lớn nhất, lâu đời nhất về professionals.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân: Bỗng 1 ngày đẹp trời, bạn nhận được một cuộc gọi hoặc 1 email từ những nhà tuyển dụng cho 1 cơ hội việc làm, bạn cực kì thích dù bạn không hề biết 1 thông tin gì hay chưa từng ứng tuyển, thì chúc mừng bạn! Bạn đã gia nhập 1 trong số những cách kiếm job nhanh, gọn lẹ và cực kì hiệu quả của thế kỷ 21. Lý do là bạn đã xây dựng được 1 profile ổn để thu hút những nhà tuyển dụng tự tìm đến mình. Đây là 1 ví dụ cơ bản nhất trong rất rất nhiều lý do xây dựng thương hiệu cá nhân trên Linkedin giúp bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
- Hiểu hơn về ngành học, các lựa chọn của mình và con đường thăng tiến trong tương lai: Tham gia Linkedin, bạn có thể đọc được rất nhiều profile chia sẻ về chặng đường nghề nghiệp của những anh/chị đến từ rất nhiều ngành nghề, công ty khác nhau. Ở trang cá nhân của anh chị, bạn có thể đọc và tìm hiểu về quá trình thăng tiến của các anh chị này cũng như công việc của anh chị.
Đọc nhiều bạn sẽ hiểu là:
- Mỗi người sẽ có 1 con đường thăng tiến, con đường sự nghiệp khác nhau. Mình tham khảo những lời khuyên, những con đường sự nghiệp của anh chị nhưng phải tự dành thời gian hiểu mình, dấn thân làm thì mới mong đạt được thành quả. Phải có thử, có sai, có những trải nghiệm mới hiểu được mình muốn gì. Không phải ai làm về Logistic Manager hay Supply Chain Manager cũng đều phải tốt nghiệp từ Xuất Nhập Khẩu, Ngoại Thương.
Không phải đi làm 5, 10 năm mới cơ hội trở thành Manager.Không phải ai cũng có 1 con đường thăng tiến bằng phẳng.
2. Tham khảo giúp bạn hiểu rằng để đạt được 1 vị trí sẽ có nhiều con đường khác nhau. Không ai giống ai cả. Đi học, thầy cô anh chị nói đi làm vị trí, học chuyên ngành "Tài chính doanh nghiệp" sẽ làm về abc nhưng đọc trên Linkedin, đọc profile của mỗi anh/chị cùng 1 vị trí, công ty Việt Nam, công ty Startup hay công ty nước ngoài, anh chị chia sẻ kinh nghiệm thực tế của họ làm luôn, mỗi người khác nhau về chi tiết, quy trình, quy mô. Những đọc và tìm hiểu chung về các keywords liên quan ngành, nghề mình muốn tìm hiểu, làm.
Ví dụ: lập xong Linkedin, học tài chính doanh nghiệp, gõ tìm kiếm:
" Finance Manager" công ty Unilever, ra 1 list hồ sơ anh chị làm bên này, đọc xem con đường người ta đi lên như thế nào..
Xong thay "Unilever" bằng "Masan", Pepsico thì khác nhau sao...
Rộng hơn thì đổi qua các ngành khác như 1 công ty như FPT, Thế Giới Di Động thì như thế nào.
Tìm hiểu xong rồi sẽ giúp bạn tự tin hơn về điều mình muốn.Đi phỏng vấn, người ta hỏi mình chưa đi làm nhưng mình có tìm hiểu, mình biết về những keywords chính của công việc, ngành mình muốn làm. Thậm chí, đọc profile anh chị nào thấy ngưỡng mộ quá, hoặc thấy mình học hỏi được thì gửi anh chị kết nối, nghiên cứu mời anh chị đi cafe chia sẻ, kết nối kinh nghiệm. Mong đọc xong khúc này bạn thấy có động lực muốn hiểu hơn về Linkedin rồi :))
Vậy, Linkedin là gì?
Thứ nhất, LinkedIn là 1 trang mạng xã hội lâu đời nhất và lớn nhất về việc làm tại thời điểm hiện tại với hơn 700 triệu users. Các nước có số lượng users nhiều nhất ở khu vực Châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam chỉ có tầm 3.1 triệu users vào năm 2019, trong đó có 1.7 triệu users độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi. (Source thông tin từ Linkedin)
Ngoài những điều bạn đã biết như Linkedin kết nối giữa người tìm việc và người tuyển dụng, kết nối các cơ hội đến người cần thì Linkedin còn có các dịch vụ như sau:
- Linkedin Talent Insights: cung cấp các báo cáo, dữ liệu để bạn có thể biết những phần gap về năng lực, kĩ năng giữa thị trường cần và nhân viên hiện tại công ty của bạn đang có. Từ đó lập ra các dự án, kế hoạch để cải thiện, đáp ứng cho sự phát triển của nhân viên và business.
- Linkedin Learning: là các khoá học e learning bao gồm cả về soft skills và hard skills
- Linkedin Campaign: cung cấp các giải pháp cho những chiến dịch, các quảng cáo nếu nhắm vào đối tượng với các tiêu chí nhất định như độ tuổi, ngành nghề, khu vực làm việc...
- Linkedin Sales Insights: Cung cấp các dữ liệu chính xác và kịp thời để bạn lên các kế hoạch kinh doanh về sales, đặc biệt nếu bạn nhắm vào sales B2B.
- Linkedin Recruiter: cung cấp giải pháp từ tìm kiếm ứng viên đến tuyển dụng ( searching to hiring) trên nền tảng Linkedin, các gói đăng tuyển vị trí, tìm kiếm ứng viên, inmail...
Để sử dụng hiệu quả thì cần hiểu cách hoạt động của Linkedin nên mình chia sẻ tiếp theo đến bạn về Cách thức LinkedIn hoạt động như thế nào?
Đầu tiên, mình muốn nhấn mạnh 1 điểm đầu tiên về phần trải nghiệm trên mạng xã hội này vì nhiều người chia sẻ là tham gia vào LinkedIn không khác gì facebook, lãng phí thời gian, sống ảo, rất xàm xì và có nhiều bài viết tiêu cực. Nhưng theo mình, trải nghiệm của bạn trên cộng đồng mạng này sẽ phụ thuộc vào bạn và mục đích bạn gia nhập, các kết nối bạn có trên Linkedin. Tuỳ thuộc quyết định bạn kết nối với ai, theo dõi những trang, group nào thì trải nghiệm của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào điều này.
Cách thực hoạt động LinkedIn: Như bao trang mạng xã hội khác, bạn sẽ tạo 1 tài khoản trên LinkedIn bao gồm các thông tin như hình ảnh cá nhân, banner.
- Các phần về summary là 1 câu chuyện của bạn về bạn là ai, bạn có gì và có thể cung cấp được gì trên thị trường việc làm, giá trị bạn mang lai, 1 số điểm về cá nhân của bạn.
- Features: là những "bằng chứng" để làm nổi bật câu chuyện "Summary" bạn đã viết ở trên, bao gồm các phần như: các giải thưởng, bài viết, báo cáo, tin tức liên quan bạn đã làm hay đã đạt được, các trang link social media bạn nghĩ bổ sung vào câu chuyện của bạn.
- Experience: Phần kinh nghiệm của bạn sẽ bao gồm công ty/thời gian bạn đã từng làm, gợi ý viết theo phương thức STAR, tập trung vào kết quả bạn đã đạt được, càng chi tiết, có số và những business impact bạn đã làm được càng tốt. Thay vì chỉ tập trung bạn làm gì trong qua khứ.
- Recommendation Letter: Phần này rất quan trọng những rất nhiều bạn bỏ qua. Phần này sẽ cung cấp 1 cái nhìn khách quan về hồ sơ của bạn, cung cấp này đến từ 1 người khác, là quản lý của bạn, 1 bạn chung team, dự án hoặc những người đã làm việc chung nhưng bạn đảm bảo thời gian làm việc bạn đã mang lại những giá trị cho 2 phía và người ta sẽ viết 1 bức thư "tích cực" nhận xét về bạn và những đóng góp của bạn.
- Education: cung cấp khoá học, training, trường bạn đã tham gia.
Một số phần khác nhưng bên trên là những điểm cần có cho 1 hồ sơ trên Linkedin. Các kết nối trên Linkedin:Trên Linkedin sẽ gồm có 4 loại connection:
- 1st connection ( những người đã nằm trong network của bạn),
- 2nd connection ( những người không nằm trong network của bạn nhưng là bạn của 1st connection),
- 3rd connection ( tương tự 2nd connection nhưng là bạn của 2nd connection) và
- out of your network ( những người này bạn sẽ không kết nối được, phải dùng Inmail là tài khoản premium để gửi tin nhắn hay kết nối).
Vì newsfeed ( trang chủ) của Linkedin hoạt động bằng cách
- Chia sẻ các thông tin của 1st connection,
- Các tương tác của 1st connection nên những người bạn đã kết nối sẽ rất quan trọng đến trải nghiệm của bạn.
- Quảng cáo của Linkedin
- Các nhóm bạn tham gia hoặc những người, công ty bạn theo dõi.
Càng rất rất nhiều lý do vì những lợi ích khi tham gia Linkedin nhưng mong rằng những chia sẻ này của mình sẽ giúp bạn có thêm 1 ít động lực tìm hiểu và tạo cho mình 1 profile trên Linkedin.