VÌ SAO CHÚNG TÔI NÊN CHỌN BẠN?

VÌ SAO CHÚNG TÔI NÊN CHỌN BẠN?
Photo by Etienne Girardet / Unsplash

Đi phỏng vấn giống như trò chơi ghép hình.

Tốt quá cũng không được mà tệ quá thì chắn chắn không xong.

HAI BÊN PHẢI PHÙ HỢP.

Vì vậy, rất nhiều câu hỏi và câu trả lời được đặt ra để xác nhận mức độ phù hợp cao nhất giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.

Sau rất rất nhiều câu hỏi bên tuyển dụng thường chốt 1 câu "Why should we hire you?" hay "Tại sao công ty nên chọn bạn?" nhằm

  1. Đánh giá mức độ ứng viên tìm hiểu về công ty, về vị trí như thế nào.
  2. Ứng viên hiểu giá trị của mình cung cấp cho thị trường, đặc biệt ở công ty đang ứng tuyển ra sao.
  3. Nhà tuyển dụng lắng nghe cách ứng viên PR bản thân nhưng thật sự mong muốn có 1 câu trả lời ưng ý từ ứng viên. Câu trả lời cung cấp những gì công ty thật sự đang tìm kiếm.

Ví dụ trả lời thường gặp:

Em rất muốn làm công việc này. Em là người ham học hỏi. Em rất cần cù và chịu khó.

Những câu trả lời ngắn gọn, có thể thật thà nhưng thiếu tính thuyết phục.

Như thường lệ, Mình chia sẻ với bạn 2 bước đơn giản và các ví dụ cụ thể để trả lời cho câu hỏi này dưới kinh nghiệm của Thảo.

2 bước đơn giản này xoay quanh cụm quan trọng sau.

CÓ VẤN ĐỀ, CÓ MỤC TIÊU THÌ CÔNG TY MỚI MỞ RA 1 VỊ TRÍ ⇒ CÔNG TY TÌM NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ⇒ TÌM RA BẠN.

Một số Ví dụ:

Mở ra 1 nhà máy, đi tìm công nhân, tìm Production Manager.

Mở rộng thị trường phía Bắc, đi tìm thêm nhân viên Sales phía Bắc

Công ty mở rộng mảng Tech, đi tìm Tech Recruiter

BƯỚC 1: TÌM HIỂU TẠI SAO NGƯỜI TA MỞ RA VỊ TRÍ.

Tìm ở đâu?

Cách 1: Ngay chính JD bạn đang có.

Trong JD ít hay nhiều nó chỉ có 3 phần chính:

  • Câu chuyện công ty
  • Những gì công ty kì vọng ứng viên đóng góp
  • Những gì cần để làm được công việc đó được.

Gợi ý 1 số phân tích JD, bạn có thể tiết kiệm thời gian khi đọc và phân tích JD bằng việc tập trung vào các cụm như sau:

+ Candidates must have: ứng viên phải có.

+ to/ in order to/ to ensure/: để làm/ đạt được một điều công việc nhắm đến cần.

+ strong knowledge, skill..., at least have + 1 cụm: ứng viên phải có kiến thức/ kĩ năng vững về....

+ ĐẠT ĐƯỢC ABC by (BỞI) LÀM DCF

Nếu công ty không có JD tử tế thì bạn có thể sử dụng các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng này để tìm hiểu thêm về vị trí, công ty.

Cách 2: Bạn cũng có thể vào website hay đọc thêm Linkedin của công ty để hiểu thêm về văn hoá doanh nghiệp hay thông tin mới nhất về việc kinh doanh, sản xuất, hướng đi, các nhân viên viết gì về công ty bạn đang ứng tuyển.

Các câu hỏi đặt ra để tìm kiếm dễ dàng hơn.

Câu hỏi 1: Kinh nghiệm quan trọng gì người ta tìm kiếm ở vị trí này.

Câu hỏi 2: Kỹ năng gì người ta đi tìm kiếm

Câu hỏi 3: Vấn đề người ta đang gặp phải là gì: mở rộng team, thay đổi nhân sự, thay đổi cấu trúc, người trước làm không tốt công việc...

Thậm chí nếu bạn thì MT hay làm về sales á thì tìm hiểu luôn đối thủ cạnh tranh, sản phẩm như thế nào.

Xong bước 1 này, bạn chốt được 3 điểm quan trọng nhất CÔNG TY TÌM KIẾM.

BƯỚC 2: TẬP TRUNG VÀO NHỮNG CÁI MÀ BẠN CÓ THỂ GIÚP ĐƯỢC CÔNG TY ĐÓ. ĐƯA RA SỐ LIỆU CỤ THỂ.

Mình không hi vọng là chia sẻ sẽ phù hợp hết với tất cả các ngành, tất cả ứng viên vì tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể nhưng mình muốn gợi ý một FRAMEWORK như sau:

  1. Nói về việc mình có tìm hiểu vị trí và vị trí đó đang cần những điểm keypoints nào.

2. Vị trí hiện tại hoặc kinh nghiệm mình đã có từ trước sẽ giúp gì cho những vấn đề, mục tiêu tại vị trí đang mở ra.

Ví dụ: Mình và hiring manager từng phỏng vấn cho 1 vị trí Production Manager cho câu hỏi này và hỏi

"We met many candidates today, so what's your superpower? :D" một cách hỏi khác của câu hỏi Why should we hire you?

Anh đó nói liền. Tôi biết vị trí này hiện đang tuyển dụng cho 1 nhà máy mới và chuyên làm về gạo. Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm làm bên mảng sản xuất, đặc biệt cho công ty mới. Ví dụ như công ty đang làm, tôi set up từ lúc mới xây cho đến khi mở rộng qua 1 nhà máy mới. từ 500 nhân sự lên 1000 người. Nó gồm các giai đoạn là...

Y chang cái bên mình đang tìm kiếm luôn. Mình và hiring manager rất tâm đắc về câu trả lời của ứng viên này và đào sâu để hiểu "superpower của ảnh".

Hay ví dụ thêm:

  • Tuyển dụng: bạn đã tuyển bao nhiêu vị trí năng suất của bạn ra sao, số liệu như thế nào, các nguồn tuyển ra sao, kết nối với hiring manager như thế nào.
  • Sales: bạn mở rộng khách hàng ra làm sao, bạn hiểu về sản phẩm của bạn ra sao, cái nào thành tích khủng nhất, quản lý team như thế nào.

TRẢ LỜI ĐI KÈM VỀ SỐ LIỆU!!!

Đi làm rất quan trọng trong việc bạn đi làm công việc đó thành tích bạn mang lại như thế nào? Business impact ra sao? Nếu bạn không tự hỏi mình, tự viết câu chuyện của mình, tự suy ngẫm lại thì khi bạn chuyển công việc sẽ rất khó cho bạn.

Hãy luyện thói quen viết lại những gì mình trải qua và học được.

Chất liệu sau này cho những câu chuyện của bạn.

VÍ DỤ CỤ THỂ:

Phân tích: Đây là 1 vị trí sales của công ty Cargrill vị trí Unit Sales Manager,

We seek a professional who will provide direction to our frontline sales workforce professionals and supervisors. In this role, you will supervise all sales operations activities for a portfolio of products or services within a broader geographic area.

Experience in go-to-market: an action plan that specifies how a company will reach target customers and achieve a competitive advantage.

Một câu trả lời tham khảo:

Ví dụ sales: Chị  được biết là công ty mình đang tìm kiếm vị trí Sales Manager khu vực miền Đông, đặc biệt có kinh nghiệm quản lý team cũng như phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường miền Đông ( Cung cấp cái công ty đang tìm).

Trong 5 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Sales Manager, chị đã phát triển các kỹ năng quản lý team, đặc biệt ở cty hiện tại chị quản lý 15 người toàn khu vực, đạt doanh thu abc. Chị đã (hai lần) được trao giải thưởng dcf vì thúc đẩy nhân viên đáp ứng và vượt thời hạn hàng quý ( SỐ LIỆU NHƯ THẾ NÀO). Mở rộng thị trường từ 5 quận qua 10 quận trung tâm, team mở rộng (bao nhiêu người).

Tăng sales revenue ra sao.

Vì vậy với kinh nghiệm và đặc biệt sự yêu thích của chị trong lĩnh vực, chị nghĩ mình là 1 người phù hợp vị trí bên em đang tìm kiếm. (KẾT)

Cái người ta tìm ⇒ cái mình có thể cho được (số liệu ra sao)

Hi vọng chia sẻ trong series Phỏng vấn cùng Thảo này sẽ hữu ích cho bạn trong công việc của bạn.

Xem bài viết dạng video ở đây

Thanks,

Thảo Nguyễn.